Thứ Tư, 26 tháng 8, 2015

Bạn là ‘audiophile’ hay ‘videophile’?

Các videophile luôn đòi hỏi một bộ home-theatre “khủng” trong khi các audiophile có thể đã hài lòng với dàn âm thanh đa kênh chất lượng cao…



Dàn home-theatre mơ ước của các "videophile". Ảnh: Hometheatre.


Nếu là một người "ghiền" âm thanh chuyên nghiệp, bạn có thể dành nhiều thời gian để nghe nhạc đến nỗi mà không một hệ thống nào có thể lọt khỏi được với cảm nhận đôi tai của bạn

Trong khi đó, một "videophile" sẽ thật khó chịu phát hiện ra một lỗi nhỏ nào đó về hình ảnh và luôn muốn có một hệ thống âm thanh vòm tốt nhất có thể, thậm chí đòi hỏi chất lượng âm thanh tối thiểu cũng phải bằng một nửa so với ở rạp chiếu phim.

Bạn thường sử dụng một dàn âm thanh nhiều kênh để nghe nhạc hay dùng một hệ thống home-theatre để xem phim là chủ yếu, hay sử dụng cả 2 hệ thống này với thời lượng như nhau? Hãy tham gia bình chọn sau đây để xem chúng ta đa phần là các audiophile hay videophile nhé.

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Những hệ thống âm thanh tiện dụng, đẳng cấp

Những hệ thống âm thanh được kết nối không dây, sử dụng nguồn âm từ các file nhạc lossless, điều khiển qua smartphone, tablet… vừa gọn gàng mà vẫn giữ được chất lượng trình diễn của hệ thống âm thanh cao cấp. 

Loạt hometheater kết nối không dây 2013 của Samsung / Hệ thống loa không dây thời trang Linn Kiko


Dynaudio Xeo 3
Dynaudio Xeo 3. Ảnh: Hometheatrereview.


Không cần ampli, không cần cáp loa, hỗ trợ đa nguồn phát, có thể bố trí đa phòng với phần nguồn độc lập là những ưu điểm đưa Xeo 3 trở thành một trong những hệ thống loa hi-end không dây hấp dẫn.

Chế tạo theo đúng tiêu chuẩn của các thiết kế loa hi-end Dynaudio, đôi bookself Xeo 3 sử dụng loa tweeter Esotar huyền thoại có màng dome lụa cho âm thanh chi tiết nhưng vẫn giữ được độ mộc tự nhiên, không bị sáng tiếng. Sử dụng màng Magie – Silicat, Driver mid/bass đảm bảo khả năng chống rung bề mặt, giảm nhiễu âm đáng kể, giúp tái tạo trung âm tròn tiếng và dải trầm chắc.

Đi với Dynaudio Xeo 3 là thiết bị phát sóng không dây Xeo Transmitter, đồng thời là đầu nhận các nguồn phát. Thiết kế nhỏ gọn, nhưng Transmitter có thể nhận đa nguồn từ các thiết bị số như iPod, iPad, iPhone, máy nghe nhạc số, smartphone, PC… (qua cổng 3,5 mm), các nguồn analog như TV, đầu CD/DVD/Bluray đến các thiết bị có cổng out digital như Airport Express, PC (out từ soundcard, music server (Solos, Squeezbox…), đầu HD… Ngoài ra, với Dynaudio Xeo 3, người dùng không cần trang bị ampli do bên trong loa Xeo tích hợp hai module khuyếch đại độc lập có công suất 50W sẽ đánh trực tiếp cho driver tweeter và driver mid/bass.

Dù sử dụng giao thức truyền âm số không dây (từ Xeo Transmitter đến loa), nhưng âm thanh của Dynaudio Xeo 3 không bị suy giảm hay bị nhiễu tín hiệu. Đôi Dynaudio Xeo 3 mang đến người nghe âm thanh đậm chất “Dyn”, dải cao chi tiết, mượt, trung âm dày. Khá bất ngờ với dải trầm của Xeo 3 bởi dường như dải trầm khỏe và sâu hơn nhiều so với thông số khiêm tốn 48Hz của loa. Thử nghiệm các bản classic, Dynaudio Xeo 3 gây ngạc nhiên với khả năng thể hiện sân khấu âm thanh rộng mở. Ưu điểm của Xeo 3 là không đòi hỏi nhiều về vị trí set up kể cả khi để trên kệ sách, ngồi ở vị trí hơi lệch, người nghe vẫn cảm nhận khá tốt không gian trình diễn.


Linn Kiko
Ảnh: Pearlaudiovideo.


Xuất hiện tại AV Show Hà Nội 2012, Linn Kiko được đánh giá cao nhờ kiểu dáng bên ngoài sắc sảo đến từng chi tiết cùng chất âm mạnh mẽ, đầy đặn. Với lớp vỏ kim loại dầy, chassic của thiết bị chính lẫn loa được tạo hình từ những đường cong bắt mắt, người dùng có thể chọn mua Linn Kiko ứng với 6 màu sắc khác nhau phù hợp với nội thất. Loa Linn Kiko có thiết kế dạng bookself active tích hợp ampli bên trong.

Linn Kiko hoạt động chủ yếu bằng nguồn phát digital qua giao thức truyền streaming. Tuy nhiên, người dùng phải sử dụng cáp Ethernet (kết nối với router) vì thiết bị chưa hỗ trợ kết nối Wi-Fi. Với phần mềm Kinsky cài đặt vào máy tính Windows, Mac, iPad hoặc iPhone, người dùng có thể dễ dàng truyền tải các bản nhạc số (FLAC, WAV, Apple, Lossless-ALAC, MP3, WMA, AIFF, AAC và OGG) từ thiết bị di động đến Linn Kiko với độ phân giải tối đa 192kHz/24-bit. Ngoài ra, Kiko vẫn hỗ trợ kết nối cứng thông thường gồm RCA cùng với các kết nối digital với optical, SPDIF và 4 cổng HDMI giúp kết nối dễ dàng với TV, đầu Bluray/DVD…

Tuy nhỏ nhưng Linn Kiko có thể mở rộng sân khấu âm thanh khá lớn, nhất là với nguồn phát chất lượng cao. Thử nghiệm với file lossless 24-bit/192kHz do Linn Record phát hành từ nguồn máy tính MAC, tức thì, Kiko gây ấn tượng với những màn trình diễn có độ chi tiết cao. Các nhạc cụ được kiểm soát tốt và tách rời rõ rệt như thể người dùng đang thưởng thức những dàn hi-fi thực thụ. Ngay cả những file nhạc nén từ iPhone, Linn Kiko vẫn giữ được phong độ trình diễn, âm thanh gọn gàng, độ chi tiết cao, các dải tần tách bạch ngay cả khi nghe ở âm lượng khá lớn. Điểm cộng cho Linn Kiko là sự tiện dụng khi kết nối với TV và các đầu phát qua cổng HDMI.


Dynaudio Focus 160 và T+A Audio Music Receiver
Ảnh: Elegantaudiovideo.


Dynaudio Focus 160 thừa hưởng triết lý thiết kế từ dòng Contour huyền thoại với nhiều cải tiến giúp hoàn thiện khả năng trình diễn. Loa sở hữu Treble Esotar đường kính 2,8 cm, driver mid/bass 17 cm vẫn sử dụng màng MSP (Magie Silicat) có voice coil lớn làm từ vật liệu Kapton đen và chassic đúc khuôn nguyên khối. Nổi bật phải kể đến chất keo phủ loa treble dome mới đã tạo nên dải cao trung tính, mượt và chính xác. Ngoài ra, bộ phần tần cũng được cải thiện giúp Focus 160 trình diễn ổn định, kiểm soát âm thanh và tạo sân khấu tốt hơn.
T+A Audio Music Receiver. Ảnh: Insideci.


T+A Audio Music Receiver là sự kết hợp giữa ampli Music PowerPlant và đầu đọc Music Player trong cùng thiết bị. Receiver này có công suất 100 W/kênh. Phần digital trang bị hai chip giải mã mono 32-bit với khả năng xử lý tín hiệu ở mức tối đa 24-bit/192kHz. Ngoài khả năng đọc đĩa CD, T+A Music Receiver còn tích hợp tính năng của một streaming server thực thụ, hỗ trợ kết nối LAN lẫn wireless. Với hệ thống này, người dùng gần như không có giới hạn về nguồn nhạc. Ngoài các nguồn phát sáng analog, Music Receiver hỗ trợ kết nối trực tiếp với nguồn digital, streaming tín hiệu qua LAN hoặc WLAN là lợi thế riêng có. Bên cạnh đó, với hai cổng USB, Music Receiver cho phép kết nối trực tiếp với iPod, iPhone hoặc phát nhiều định dạng nhạc số từ ổ cứng di động kể cả file lossless FLAC, AIFF.

Dynaudio Focus 160 được T+A Music Receiver kiểm soát tốt với công suất 100W. Hệ thống cho dải trầm ấn tượng, bass sâu và đầy tiếng. Dải cao mịn, tự nhiên, chi tiết, thể hiện hài âm nhạc cụ chuẩn xác, đặc biệt là guitar, violon… Người dùng có thể dễ dàng phát file lossless từ ổ cứng với khả năng giải mã 24-bit/192kHz. Hệ thống trình diễn với độ động cao, nền âm tĩnh, không gian rộng. Với ứng dụng TA Control (miễn phí) người dùng có thể sử dụng iPhone kiểm soát tòan receiver rất tiện lợi. Không chỉ gói gọn với các nguồn phát sẵn có, người dùng có thể nghe nhiều kênh Internet Radio với chất lượng khá tốt.


Theo Nghe nhìn Việt Nam
Xem thêm: Am thanh anh sang - Cho thue am thanh gia re - Spa massage da nang - máy bơm chữa cháy diesel - máy bơm chữa cháy tohatsu - May rem cua gia re - Shop hoa tuoi dong nai

Thứ Hai, 24 tháng 8, 2015

Đầu tư đồ âm thanh là để thỏa mãn sự nghe

Nếu bạn đổ công sức và tiền bạc vào xây dựng một hệ thống âm thanh để nghe cho "sướng" thì phải chọn hệ thống theo "gu" của mình và đáp ứng được tốt nhất bốn thuộc tính cơ bản của âm nhạc, chứ không nên lăn tăn việc mua thiết bị nào để về sau bán lại dễ dàng.

Đầu CD dùng đèn cao cấp Prologue Classic của PrimaLuna (2.500 USD, khoảng 52 triệu đồng) có tốc độ đọc chính xác. Ảnh: Như Dũng.

Hi-end là khái niệm chỉ cấp độ của những trang thiết bị âm thanh khi chúng đạt mức hoàn thiện trong xử lý tái tạo âm nhạc. Tuy nhiên, không có trang thiết bị nào hoàn hảo nên sẽ có vô vàn thứ gần hoàn thiện, tạo thành các cấp độ hi-end khác nhau. Trang thiết bị âm thanh ở các cấp khác nhau sẽ có giá khác nhau nhưng cùng một căn phòng, dàn âm thanh cao giá hơn chưa chắc đã hay hơn.

Một số thương hiệu rất có tiếng, thiết bị của họ hay nhưng nhiều khi không phải là nhất so với tầm giá hoặc so với sản phẩm của các hãng không nổi tiếng bằng. Sản phẩm của hãng không nổi tiếng chất lượng hay, giá không đắt nhưng lại có thể khó bán lại hơn khi người dùng muốn nâng cấp.

Đồ âm thanh bền lâu, dùng đúng, bảo quản tốt có thể được 50 năm hoặc hơn, đặc biệt là loa và đồ dùng đèn, linh kiện đơn giản, không khó thay. Trong khi, người nghe thường có xu hướng không thoả mãn với những gì đã đạt được, cộng khả năng nghe của họ ngày càng cao nên ít khi sử dụng một bộ âm thanh từ lúc mua mới đến khi tái chế. Thực tế, đa phần đồ âm thanh đều sẽ được “mua đi bán lại, sang tên đổi chủ” có thể không ít lần. Cho nên, việc mua một món đồ được cho là rất thoả đáng nếu trước hết, thoả mãn mục đích sử dụng của người mua nhưng sau đó vẫn có thể giúp chủ nhân dễ dàng bán lại.

Hiện nay, hầu như toàn bộ chuyện mua sắm hệ thống âm thanh của người dùng luẩn quẩn ở câu hỏi "món đồ tôi mua liệu sau này có bán lại được hay không?" cản trở nghiêm trọng đến việc mua để nghe cho đúng ý… Người quyết đoán thường dám chấp nhận lỗ lớn khi nâng cấp chỉ để được nghe nhạc theo sở thích trong thời gian sở hữu thiết bị, khác với những người mua sản phẩm “chờ ngày bán lại” cứ phải nghe theo ý của người khác.
Bộ pre-ampli đèn LS100 và power ampli KWA 100SE cao cấp của ModWright Instrument - một trong những sản phẩm hi-end "nổi bật, giá tốt" của năm 2012. Giá pre-ampli là 3.700 USD, khoảng 77 triệu đồng còn giá power ampli là 4.500 USD, khoảng 94 triệu đồng. Bộ đôi này hầu như không kén loa.
Ảnh: Như Dũng.


Nếu trang bị một hệ thống âm thanh để nghe cho "sướng", người nghe cần nắm vững bốn thuộc tính cơ bản của âm nhạc: cao độ, trường độ, cường độ, âm sắc. Mỗi nốt nhạc đều do vật phát âm rung động ở tần số nhất định tạo nên, giá trị tần số xác định cao độ của nốt nhạc, tần số cao thì nốt nhạc cao. Mỗi nốt nhạc đều có độ ngắn, dài (nhanh, chậm) khác nhau; trong một ô nhịp, sự luân phiên các nốt có độ dài khác nhau tạo nên tiết tấu. Ngoài ra, nó còn cường độ (to, nhỏ) mang lại ý nghĩa âm nhạc khác nhau. Và mỗi giọng người, nhạc cụ đều cho màu sắc âm thanh (âm sắc) khác. Âm sắc dùng để phân biệt giọng người, giọng đàn, giọng loa…

Người chơi phải lưu ý chọn được bộ dàn đáp ứng tốt nhất bốn thuộc tính cơ bản trên. Một đầu phát như mâm đĩa than hay đầu băng cassette chạy sai tốc độ sẽ cho cao độ sai, đầu quay chạy nhanh hơn chuẩn thì cho cao độ cao hơn chuẩn và ngược lại. Ngay cả đầu CD cũng có cái chạy nhanh hơn hay chạy chậm hơn tốc độ chuẩn. Người nghe có thể so nốt nhạc mà bộ dàn phát ra với thanh la hoặc đàn piano đã được lên dây chính xác để kiểm tra cao độ của đầu phát. Đáng nói là, nhiều thiết bị rất đắt (kể cả mới 100%) không áp dụng tinh chỉnh thủ công trong quá trình sử dụng (cố định tốc độ được cho là chuẩn) cũng có thể mắc lỗi sai tốc độ, nhất là khi điện nguồn có vấn đề.

Khi thấy thiết bị xử lý trường độ có vấn đề (nghe thấy bản nhạc chơi bị rối chẳng hạn) thì hoặc người chơi đã chơi sai hoặc là thiết bị sai. Những lỗi này rất khó bị sót vì quá trình thu thanh, biên tập và kiểm nghiệm sản phẩm đều rất khắt khe… Cho nên, có thể lỗi phát sinh từ quá trình sử dụng thiết bị. Cùng một loại nhạc, nếu được vặn to hơn, có thể sẽ nghe hay hơn nhưng cần nghe ở mức âm thanh chưa bị méo (chưa sai cao độ). Nghe ở mức bình thường mà thấy âm thanh không chuẩn là phải rất cảnh giác.

Về âm sắc, tốt nhất là chọn đôi loa, bộ dàn trung tính, không áp đặt âm sắc của mình lên “đầu ra”, chỉ thể hiện tốt nhất những gì được bản thu thanh cất giữ vì đây là điều kiện để có âm thanh trung thực, giống với tự nhiên. Tất cả giọng đàn, giọng người đều được giữ đúng như chúng vốn có và việc này phải diễn ra ở mọi cung bậc cao độ, trường độ (tiết tấu dù nhanh hay chậm đến đâu) và cường độ (to nhất, nhỏ nhất…). Để kiểm tra âm sắc, người ta thường sử dụng những bài diễn của dàn trống nhạc nhẹ thường rất đa dạng hoặc nghe lâu, nghe nhiều tác phẩm được thể hiện bằng các loại nhạc cụ, ca sĩ khác nhau.

Dòng loa Forest nổi tiếng của Totem Acoustics (4.000 USD, khoảng 84 triệu đồng một đôi). Ảnh: Totem Acoustics.


Với trường hợp mua dàn âm thanh để nghe lâu dài, có 2 dạng người nghe: Nhóm thứ nhất là "sĩ diện", không thích mua đồ cũ - nhóm này luôn phải trả giá cao cho các món đồ và có thể phải chịu lỗ đến hai phần ba giá trị bộ dàn khi nâng cấp, trong khi việc nâng cấp gần như sẽ xảy ra với bất cứ người nghe nào, chỉ khác là sớm hay muộn. Nhóm thứ hai, ngân sách không cho phép mua đồ mới, phải tìm đồ đã qua sử dụng còn tốt nhưng không tiếp cận được chất âm đương đại mặc dù có thể mua rẻ tới cả chục lần so với mua mới. Trong mọi trường hợp, nhất là với người mua lần đầu, phải cảnh giác với các bộ dàn “nịnh tai”, thoạt nghe rất thích nhưng sau đó cũng rất chóng chán.

Không phải cứ đồ mới là hay hơn đồ cũ, nhưng mua đồ mới thì chắc chắn, có bảo hành và sẵn linh kiện thay thế, thời gian sử dụng cũng sẽ kéo dài hơn... Nhưng cũng có rất nhiều món đồ cũ rất hay, đạt mức "huyền thoại" khi được phối ghép trong đội hình lý tưởng. Người nghe giỏi thường có trình độ phối ghép cao, bất chấp mới cũ và luôn đạt hiệu quả âm thanh cao nhất. Họ cũng đủ năng lực tài chính để mua đồ mới cho bộ dàn của họ để vừa có chất âm đương đại đúng ý (luôn tiến bộ thực sự theo năm tháng) vừa có những chất âm vượt thời gian của trang thiết bị đã đạt đỉnh.
Bộ dây loa cũ Analysis Plus Oval Gold này cho chất âm rộng mở, ấm áp, chi tiết, lợi cả trầm, trung lẫn cao... Ảnh: Như Dũng.


Nhiều người bỏ ra hàng trăm triệu đồng mua dàn nhưng không có dây dẫn và phụ kiện tốt để nghe đúng khả năng của nó. Dây (dây nguồn, dây tín hiệu, dây loa) tiết diện nhỏ cho âm thanh chặt chẽ, dây tiết diện lớn cho âm thanh rộng mở. Chất liệu đồng hỗ trợ âm trầm, chất liệu bạc hỗ trợ âm cao. Có một số loại dây đắt tiền vận dụng chất liệu vàng hay tungsten đảm bảo chất âm óng ả, ấm áp và nổi ba chiều. Dùng dây đúng, người nghe hạn chế nhược điểm, cộng hưởng ưu điểm của từng loại thiết bị và cả bộ dàn. Dùng phụ kiện (biến áp cách ly và lọc điện) cung cấp điện sạch cho bộ dàn mang lại tác dụng cải thiện hiển nhiên, nhạc trở nên sạch, đẹp và chuẩn như thể đàn đã được lên dây kỹ càng hơn, ca sĩ đã được luyện thanh chu đáo hơn trước khi diễn tấu… 
Theo vnexprees 

Thứ Năm, 20 tháng 8, 2015

Để dàn âm thanh của bạn đạt hiệu quả cao nhất

Bạn bỏ ra nhiều tiền để mua hệ thống dàn âm thanh ,vậy mà khi đưa về nhà âm thanh lại không hay như khi nghe thử. Bạn không biết nguyên nhân tại đâu cứ loay hoay thay thế cái nay cái kia cuối cùng cũng không đạt được kết quả mong muốn. Một lý do rất đơn giản đó là chúng ta chưa biết cách đặt ví trí loa vào điểm tối ưu hoà hợp với căn phòng của mình .Điều này khá phổ biến bởi hầu hết chúng ta đặt loa theo cảm giác là chính nên 90 % hệ thống không phát huy được năng lực tối đa. Sau đây Côngaudio xin trình bày cách thức cơ bản để tìm vị trí đặt loa, đó là điểm hoà hợp.

Giữa đôi loa và căn phòng,điểm mà đôi loa và căn phòng ăn nhập cùng một nhịp, bổ sung cho nhau .Lúc đó đôi loa và căn phòng có cảm giác biến mất chỉ còn lại sân khấu âm nhạc.


Dàn âm thanh hi end demo cho khách hàng





Bước 1: Tìm ví trí tốt nhất cho tiếng bass



Để thực hiện bước này ta phải dùng một đĩa nhạc có tiếng bass sâu, đánh dồn dập. Thông thường các chuyên gia dùng bài Run away horse của Jennifer Warner. Chúng ta có thể tìm một đĩa nghe quen cũng được, tốt nhất là dùng nhạc pop ballad có tiếng bass có giọng hát chuẩn và một vài nhạc cụ khác. Để tiến hành nghe hãy thử đặt một chiếc loa vào vị trí tương đối cách sau tường 1m, cách tường bên 0,7 m ,chỉ sử dụng một chiếc loa để nghe tiếng bass và bật nhạc lên lúc này chúng ta tập trung nghe tiếng bass và di chuyển loa lên xuống sang trái phải từng phân một. Tiếng bass chuẩn là khi nghe thấy mạnh bass mạnh nhất ,sâu nhất và tiếng bass nối tiếp phải tách nhau từng nốt từng nốt một. Nếu được dừng lại ở vị trí đã di chuyển đây là điểm hay nhất, điểm hoà hợp với phòng phát huy tối đa năng lực hệ thống âm thanh. Hệ thống âm thanh càng cao cấp thì vị trí này càng phải chính xác để tìm được vị trí loa tuyệt đối đều phải là chuyên gia có kinh nghiệm nhưng nếu ở điểm tương đối âm thanh đã rất hay rồi. Đây là bước quan trọng và khó nhất quyết định sự thành công của dàn âm thanh cao cấp



Bước 2: Tìm vị hoà hợp cho 2 chiếc loa



Thông thường thì chiếc loa tiếp theo chúng ta chỉ cần đo chiếc loa vừa set up cùng kích thước là được. Nhưng thực tế không phải vậy đa số phòng nghe có hai bức tường hai bên không giống nhau nên cộng hưởng đến tai người nghe khác nhau. Để tiến hành bước này ta đặt loa ở trí giống loa bên kia và nghe thử. Ngồi chính giữa lắng nghe và cảm nhận.
- - Nếu thấy tiếng bass 2 chiếc loa đến tai nhanh hơn hoặc chậm hơn ta di chuyển loa lên xuống một chút.
- - Nếu đến nhanh hơn loa kia thì phải kê loa xuống.
- - Nếu chậm thì đẩy lên vì ít ai có phòng cân tuyết đối nên đa số vị trí của hai loa sẽ lệch nhau nhiều hay ít
Lý thuyết là vậy nhưng để nghe được khó lắm lúc này mang tính cảm giác và sự nhạy cảm của người nghe là chủ yếu.

Dàn âm thanh hi end set up chuẩn



Bước3: Điều chỉnh sân khấu âm thanh.





Sau khi tiếng bass tốt hai loa cân nhau bước tiếp đó là sân khấu âm thanh. Một hệ thống hay âm thanh hay phải có chiều sâu, tầng lớp nhạc cũ rõ ràng, giọng hát chính giữa đứng ở một điểm càng xa càng tốt. Đúng được như vậy là phải là một bộ dàn âm thanh nghe nhạc cao cấp bậc nhất. Bước này tạo góc nghiêng của loa để tìm điểm giao thoa tạo hiệu ứng stereo tốt nhất của hệ thống. Xéo loa vào nhau dần dần rồi nghe thử khi thấy giọng hát cua Jenifer trong, tự nhiên đứng sâu trong không gian giọng không quá dày hay mỏng thì dừng lại. Mỗi một hệ thống sẽ có góc nghiêng khác nhau và tuỳ vào phòng và vị trí ngồi nghe nhưng tuyết không được sắp xếp đôi loa song song với tường bên. Đến bước này nếu làm tốt âm thanh đã rất hay rồi. Nhưng chưa dừng lại ở đây bước tiếp theo sẽ đẩy âm thanh lên đỉnh.



Bước 4: Điều chỉnh âm hình


Vào vị trí nghe nhạc và nhìn vào giọng hát nếu thấy ca sĩ đứng trên sân khấu quá cao hay quá thấp so với vị trí ngồi nghe thì ta cần điều chỉnh để làm sao ca sĩ đứng cao hơn so với vị trí ngồi nghe, kiểu như mình nghe nhạc sống hơi ngước lên nhìn ca sĩ là tốt nhất. Đúng như nghe live, bằng cánh điều chỉnh 2 chân nhọn của loa cao thấp. Nếu loa ngửa ra đằng sau âm hình cao lên, úp về phía trước âm hình thấp đi. Chỉ một thay đổi nhỏ ở góc nghiêng này tác động đến âm hình rất lớn.


Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015

Dàn âm thanh giá hơn 62 nghìn USD

Dàn âm thanh Vilner lấy cảm hứng từ không gian nội thất siêu xe triệu đô Concept One với thiết kế “độc nhất vô nhị” cho từng khách hàng.



Dàn âm thanh tái hiện không gian nội thất của siêu xe triệu đô Concept One.


Lấy ý tưởng từ chiếc siêu xe triệu đô “Concept One” của hãng xe hơi Croatia Rimac Automobili, nhà sản xuất thiết bị âm thanh Vilner Studio đã thể hiện sự sáng tạo của họ thông qua việc tái hiện một không gian nội thất của Concept One ngay trên từng đường nét của dàn âm thanh cao cấp nhất.

Được chế tạo đặc biệt dành cho dân “ghiền” thiết bị, dàn âm thanh mới của Viner được ghép bộ tương xứng với siêu xe nói trên, nhờ sự tinh tế trong thiết kế, mạnh mẽ trong hiệu suất, kết hợp được cả sự đổi mới về công nghệ cũng như sự phá cách về ý tưởng.

Thiết bị cũng sử dụng các chất liệu cao cấp cùng loại với siêu xe của Rimac như da thật, đồ gỗ sơn bóng, các chi tiết làm từ hợp kim nhôm và carbon. Thêm vào đó, thùng loa được làm từ gỗ Birch sản xuất đặc biệt ở Ukraine, trong khi loa Aero Horn được thiết kế với kích cỡ 339cm, còn dây cáp Hookup được chế tạo từ bạc lõi đặc…

Ngoài ra, để biến sản phẩm của mình thành một nét độc đáo “vô nhị” cho chủ nhân, tùy thuộc vào không gian nội thất của mỗi khách hàng mà Vilner Studio có thể thay đổi một vài phần trong thiết kế, như lớp gỗ dán bên ngoài, chất liệu sợi carbon, da, đá tổng hợp, và thậm chí sử dụng thêm cả các kim loại quý giá cho loa.

Dàn âm thanh của Vilner Audio bản tiêu chuẩn hiện có giá bán lên tới 62,780 USD.

Ảnh thực tế dàn âm thanh cao cấp của Vilner.

Đường nét thiết kế kiểu "Concept One".

Thùng loa làm từ chất liệu gỗ cao cấp từ Ukraine.

Lớp gỗ sơn bóng, trong khi các chi tiết làm từ hợp kim nhôm và carbon.

Nón loa thiết kế theo kiểu Aero Horn.

Giắc cắm nguồn điện ở phía sau. 
Theo vn express

Thứ Hai, 17 tháng 8, 2015

6 đặc tính quan trọng tạo nên dàn âm thanh chuẩn

Ngoài dải tần đáp ứng hay độ động đã khá quen thuộc với người nghe phổ thông, một dàn âm thanh chuẩn cần nhiều yếu tố đặc trưng khác để tạo nên đẳng cấp và chất lượng.

Dàn loa lớn thường có khả năng thể hiện được âm trầm tốt hơn.


Dải tần đáp ứng

Theo Canadahifi, khả năng tái tạo âm thanh chính xác ở các dải một cách đồng đều, luôn là một trong những yếu tố quan trọng và được biết đến nhiều nhất của hệ thống nghe nhạc. Tuy nhiên, khi xuống đến dải tần cực thấp, các màng loa nhỏ thường không còn đủ độ chắc chắn khi nhận được xung điện lớn để thể hiện âm bass sâu. Hoặc nếu nhận xung phù hợp với màng loa, thì thường không đủ lực.

Một cách đơn giản và trực quan để đánh giá yếu tố này là thử nghe những bản nhạc có dải tần thay đổi đa dạng. Bản thu All For You của Diana Krall, hoặc album Brothers in Arms của Dire Straits đều là các ví dụ điển hình với những tiếng chũm chọe cao chói tai, âm bass mạnh mẽ và xuống đến cực sâu.

Tông nhạc chính xác

Để phân biệt được tiếng guitar nào là của Fender Stratocaster hay Gibson Les Paul, tiếng violon nào là của Amati hay Stradivarius, cần hiểu và nghe được hòa âm đặc trưng của mỗi một nghệ sĩ, hơn là những nốt nhạc cơ bản mà bất kỳ cá nhân nào cũng có thể thực hiện được. Ngoài ra, yếu tố này cũng cần một loa tép thật tốt.

Nếu đó là một giọng hát, người nghe cũng có thể dễ dàng phân biệt được theo thời gian đâu là một nữ ca sĩ trẻ trung 20 tuổi giọng khỏe khoắn, nhiệt huyết, hay một giọng ca 40 tuổi điêu luyện, mặn mà và đằm thắm.
Vị trí của nhạc công và ca sỹ là một đặc trưng của dàn nhạc cổ điển.


Âm trường

Không gian trong âm thanh giữa những người nhạc công hay ca sỹ cũng bao gồm những chiều cơ bản như chiều sâu, chiều rộng và chiều cao (rất khó để đạt được, và chỉ có ở những bộ dàn đầu bảng với mức giá không hề rẻ). Hơn nữa, “hình ảnh” được ghi nhận này phải cố định khi người nghe di chuyển xung quanh phòng nhạc.

Để cảm nhận được âm trường một cách rõ ràng, việc đầu tiên cần làm là tìm một nguồn nhạc stereo chất lượng cao, thậm chí các bản thu đời đầu cũng không thể vẽ ra trường âm thanh ba chiều rõ ràng, ngay cả trên bộ thiết bị đắt tiền nhất. Một ví dụ đơn giản như bản You Oughta Know trong album Jagged Little Pill Acoustic của Alanis Morissette có thể cho người nghe thấy được vị trí của ca sỹ ở ngay bên phải sân khấu, chiếc guitar acoustic bố trí bên trái, trong khi bộ trống được đặt ngay phía sau giọng hát.

Độ phân giải (bit-rate)

Độ phân giải càng lớn, âm thanh càng rõ ràng, chi tiết hơn và cũng dễ dàng hơn cho trí não ghi nhớ/nhận ra âm thanh này. Điều này tương tự với một bức ảnh với độ phân giải thấp rất khó cho người xem nhận biết những chi tiết nhỏ, chẳng hạn thời gian hiển thị trên một mặt đồng hồ hay dòng chữ in trên bìa trong giá sách.

Vấn đề về độ phân giải thấp càng nghiêm trọng khi có nhiều giọng hát hay nhạc cụ kèm theo. Khi đó, giọng ca của từng người trong một dàn hợp xướng sẽ dễ bị nhập làm một, thậm chí giọng chính cũng có thể biến thành tiếng đệm du dương cuốn theo điệu nhạc ở một mức bit-rate quá thấp.
Người nghe thường phải tốn nhiều chi phí để hoàn thiện dải động.


Dải động

Sự khác biệt (được tính bằng đơn vị decibel) giữa mức "output" đỉnh của hệ thống và mức yên tĩnh nhất - tiếng noise âm thanh sàn được xem là dải động của một dàn âm thanh hi-fi. Đây là yếu tố mà người nghe thường phải chi nhiều tiền nhất để có được sự chuẩn xác về âm thanh trên mỗi bước dải tần đáp ứng, ở mỗi mức âm lượng khác nhau.

Bản thu của Zepplin, Since I’ve Been Loving You hay bản giao hưởng số hai của Mahler mang tên Resurrection đều là những ví dụ tốt để thử nghiệm dải động của một dàn âm thanh.

Độ động

Một chi tiết cơ khí như màng loa sau khi đã rung lên, tạo âm thanh, cần có thời gian để phục hồi lại vị trí ban đầu để tiếp tục hoạt động. Quãng thời gian này phải đủ nhanh, nếu không hệ thống sẽ bỏ lỡ một nhịp âm thanh quan trọng. Đây cũng là một yếu tố được xem xét khi đánh giá bất cứ dàn loa hi-fi nào.

Bất kỳ một bản thu nào có tiết tấu cực nhanh cũng có thể là đối tượng để thử nghiệm độ động. Trong đó có thể kể đến Concerto for Orchestra của Bartok, Am I Wrong của Keb Mo hay bản Overture trong album Tommy của The Who.
Theo vnexpress